EPR được coi là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy và duy trì nền kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu của EPR là tác động làm thay đổi thói quen của nhà sản xuất trong việc sử dụng nguyên liệu và thiết kế sản phẩm để có thể giảm dần và tối ưu hóa chi phí thu gom cũng như tái chế sản phẩm, bao bì sau sử dụng. Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu một số sản phẩm, hàng hóa phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động tái chế.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực từ ngày 1-1-2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10-1-2022 và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10-1-2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu được quy định cụ thể tại Điều 54, Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường; Chương VI và Phụ lục 22, Phụ lục 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Điều 78, Điều 79 và Phụ lục 9 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Để tìm hiểu về EPR, hãy cùng Nanoen tham khảo thêm các thông tin trong bài viết bên dưới nhé!
Nanoen
Xem thêm về bài đăng “Giới thiệu giảng viên: Thầy Lê Hoàng Việt” (Link)