Hệ thống xử lý nước thải y tế 🏥

Hệ thống xử lý nước thải y tế 🏥
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, người dân Việt Nam dần quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân. Để đáp ứng nhu cầu đó, những cơ sở y tế cũng đã được xây dựng. Song, môi trường tại những cơ sở y tế cũng là điều cần quan tâm và chú ý đến. Nước thải y tế là loại nước thải đặc biệt vì đặc thù của loại nước thải này đòi hỏi một hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng và phù hợp.

Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở nghiên cứu, đào tạo y, dược; cơ sở sản xuất thuốc. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thải y tế thải vào.

1. Giới thiệu về nước thải y tế

Trong nước thải y tế, ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động, thực vật, còn có những chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Do đó nước thải y tế cần được thu gom và xử lý đảm bảo theo các qui định hiện hành.

2. Nguồn gốc phát sinh nước thải y tế:

Nước thải y tế bao gồm 02 nguồn: nước thải y tế và nước thải sinh hoạt

  • Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế thuốc, tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm. Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm,…
  • Nước thải sinh hoạt: Sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh,…
3. Các thành phần chính của nước thải y tế:

Thành phần chính của nước thải y tế gồm:

  • Các chất hữu cơ;
  • Các chất rắn lơ lửng;
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm...
  • Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
  • Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Nước thải phát sinh tại các cơ sở y tế là loại nước thải ô nhiễm có tính chất đặc thù. Do đó, nếu không được thu gom, xử lý đảm bảo các quy chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái các nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất và có thể phát tán các dịch bệnh trong cộng đồng. Vì thế, việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hợp lí, tiết kiệm diện tích, chi phí, đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng.
4. Các công nghệ xử lý nước thải y tế

Xử lý nước thải y tế theo công nghệ bể lọc sinh học:

Bể lọc sinh học dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí mức độ hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bể hoạt động theo nguyên tắc vi sinh vật dính bám trên vật liệu lọc rắn và hình thành màng lọc sinh học. Áp dụng tại Việt Nam hiện có hai dạng bể lọc sinh học bao gồm:

- Bể lọc sinh học ngập nước

Bể lọc sinh học ngập nước là loại công trình có giá thể thay cho vật liệu lọc, đặt ngập trong nước để vi sinh vật dính bám. Vi sinh vật phát triển thành các lớp màng để hấp thụ các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong dòng nước thải khi 15 chuyển động qua bề mặt lớp đệm. Bể có thể hoạt động trong điều kiện nước thải không có ôxy (bể kỵ khí) hoặc được sục khí để bão hòa ôxy (bể hiếu khí).

Giá thể của vi sinh vật hiếu khí là các tấm nhựa hình sóng vật liệu PVC, HIPS hoặc ABS, dày từ 0,25 đến 0,35 mm, gắn với nhau thành khối hoặc các linh kiện nhựa hình dạng kích thước khác nhau xếp thành khối trong bể. Giá thể vi sinh vật hiếu khí ngập nước cũng có thể là cát, antraxit, sỏi cuội và các vật liệu xốp khác. Cấp không khí cho bể bằng máy thổi khí, máy sục khí dạng jet hoặc quạt gió cưỡng bức hoạt động liên tục. Oxy phân tán vào nước nhờ thiết bị khuếch tán khí, aerolif hoặc ejectơ. Trong bể, nước thải được bão hòa ôxy tạo thành dòng động liên tục qua các lớp đệm vi sinh. Thời gian nước lưu lại trong bể trên 2 giờ. Hiệu suất xử lý theo BOD5 trong bể từ 70 đến 90%.

Gía thể bể sinh học ngập nước 

Gía thể bể sinh học ngập nước

- Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Vật liệu lọc của bể lọc sinh học nhỏ giọt chủ yếu là dạng hạt có thể là đá dăm, cuội, sỏi, xỉ đá keramzit, chất dẻo (có khả năng chịu được nhiệt độ 6 - 300oC mà không mất độ bền). Vật liệu lọc cần có chiều cao giống nhau, cỡ hạt đồng đều theo chiều cao bể. Nước thải được phân phối trên bề mặt vật liệu lọc theo chu kỳ bằng nhiều cách khác nhau. Khi phân phối nước bằng các loại vòi phun với áp lực tự do, áp lực tại vòi phun cuối cùng không dưới 0,5m cột áp.

Cấp không khí cho bể bằng máy thổi khí, máy sục khí dạng jet hoặc quạt gió cưỡng bức hoạt động liên tục. Oxy phân tán vào nước nhờ thiết bị khuếch tán khí, aerolif hoặc ejectơ. Trong bể, nước thải được bão hòa ôxy tạo thành dòng động liên tục qua các lớp đệm vi sinh. Thời gian nước lưu lại trong bể trên 2 giờ. Hiệu suất xử lý theo BOD5 trong bể từ 70 đến 90%.

Qua các lớp vật liệu đệm sinh học, nước thải sẽ được phân thành các màng nhỏ, tại dây các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh mẽ, phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải từ đó sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Nước thải được cho qua bể lắng và khử trùng để đạt tiêu chuẩn nước đầu ra.

 Hệ thống bể sinh học nhỏ giọt

Hệ thống bể sinh học nhỏ giọt

  • Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ đĩa quay sinh học

Đĩa quay sinh học được sử dụng để xử lý nước thải trong công đoạn xử lý sinh học. Hệ thống được thiết kế dạng đĩa với vi sinh vật bám dính trên đĩa. Hệ chuyển động được gắn vào trục làm cho đĩa chuyển động quay tròn. Hệ thống này 17 giúp cho oxy đi vào sâu bên trong của giá thể sinh học. Đường kính đĩa thường từ 1-4 m, khoảng cách giữa các đĩa là 10 - 20 mm. Để đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống, khoảng 40% đĩa được đặt chìm dưới nước thải và vận tốc quay của đĩa đạt từ 1 - 1,6 vòng/phút

 Cơ chế đĩa quay sinh học

Cơ chế đĩa quay sinh học

 Hình ảnh lồng quay sinh học trước và sau khi vận hành hình thành màng sinh học (Nanoen)

Hình ảnh lồng quay sinh học trước và sau khi vận hành hình thành màng sinh học (Nanoen)

  • Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí:

Trong các phòng khám y tế, thường dùng công nghệ xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí và giai đoạn sục khí bằng máy thổi khí. Nước thải đầu vào bao gồm nhiều thành phần hỗn hợp. Vi sinh vật sử dụng ô xy để phân hủy cacbon và nitơ/ Trong bể hiếu khi diễn ra các quá trình phản ứng sinh hóa, chất hữu cơ được phân hủy hoàn toàn.

Chức năng xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính:

Vi sinh vật sử dụng ô-xy được cấp vào để tiêu thụ các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải. Các quá trình diễn ra trong bể sinh học hiếu khí bao gồm:

Quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ như: BOD5, COD, SS:

Quá trình oxi hóa (hay dị hóa):

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí    à   CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + NL

Quá trình tổng hợp (hay đồng hóa):

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí + NL (năng lượng)  à  C5H7O2N (Tế bào VK mới)

Nước thải sau bể sinh học sẽ dẫn sang bể lắng:

Bể lắng có tác dụng tách các bông cặn sinh học sau bể hiếu khí. Chất thải lắng lại cuối cùng dưới đáy bể hình thành bùn cặn sinh học, chúng chứa hàm lượng vi sinh vật khá lớn để loại bỏ và làm sạch chất thải. Tuy nhiên, cần xử lý nhanh và hợp lý đối với lớp bùn này, vì sau một khoảng thời gian vi sinh vật trong bùn sẽ tự phân hủy và gây ô nhiễm nguồn nước.

     Bể lắng Lamela tại HTXLNT của Bệnh viện Ô Môn   Bể lắng Lamela tại HTXLNT của Bệnh viện Ô Môn (Nanoen)

Bể lắng Lamela tại HTXLNT của Bệnh viện Ô Môn

  • Xử lý nước thải y tế theo nguyên tắc AAO (yếm khí/ anaerobic – thiếu khí/anoxic – hiếu khí/oxic)
     
    • Phân hủy hiếu khí: Ở bể hiếu khí các vi sinh vật sẽ dùng nguồn oxy dồi dào, góp phần vào làm phân hủy các CHC phức tạp thành các CHC đơn giản. Lượng oxy và các vi sinh vật được dùng ở một mức độ phù hợp để xử lý được nhiều chất hữu cơ. Dựa vào mức độ ô nhiễm trong nguồn nước thải khác nhau mà chúng ta phải dùng một lượng vi sinh vật đúng với liều lượng dựa vào chỉ số BOD.
    • Phân hủy thiếu khí: Nhằm tăng hiệu quả trong việc xử lý nước thải y tế, người ta thường sử dụng bể thiếu khí (anaerobic) bởi nó hoạt động trong môi trường không có oxy, những vi sinh vật sẽ bắt buộc phải dùng lượng oxy khác có trong các phân tử NO2 NO3.
    • Phân hủy kỵ khí: Gồm 4 quá trình cơ bản sau đây:
  • Thủy phân: Những phân tử hữu cơ sẽ được phân hủy có thể tan trong nước và trở thành những hợp chất đơn giản.
  • Lên men: Đây là quá trình hình thành nên các axit hữu cơ phức tạp.
  • Axetat hóa: Hình thành axit axetic là các axit hữu cơ đơn giản.
  • Metan hóa: Khí metan được hình thành nhờ axit acetic phân hủy.

      Bể thiếu khí (trái) và bể hiếu khí (phải) trong hệ thống xử lý nước thải y tế   Bể thiếu khí (trái) và bể hiếu khí (phải) trong hệ thống xử lý nước thải y tế

Bể thiếu khí (trái) và bể hiếu khí (phải) trong hệ thống xử lý nước thải y tế

  • Xử lý nước thải y tế bằng hồ sinh học

Nước thải ở trong hồ sinh học cần phải giữ nhiệt độ không được thấp hơn 60oC và cũng như độ pH có hàm lượng nhất định. Oxy trong quá trình quang hợp sẽ được vi sinh vật nhờ có rêu tảo hấp thụ để oxy hóa các chất hữu cơ. Còn ngược lại rong tảo sẽ tiêu thụ lượng CO2, nitrat amon, photpho sinh ra trong quá trình phân hủy và làm oxy hóa các chất hữu cơ.

Hồ sinh học trong xử lý nước thải y tế được chia thành 3 giai đoạn:

 Hồ hiếu khí:

  • Với hồ làm thoáng tự nhiên: Có chiều sâu từ 0,3 – 0,5m, lượng BOD từ 250 – 300 kg/ha/ngày. Thời gian lưu nước là từ 1 – 3 ngày.
  • Hồ hiếu khí làm thoáng nhân tạo: Sử dụng máy bơm hoặc máy khuấy để cung cấp các nguồn oxy cho vi sinh vật. Chiều sâu từ 2 – 4,5m; lượng BOD là từ 400 kg/ha/ngày. Thời gian lưu trữ nước là tư 1 – 3 ngày.

Trên đây là những thông tin cơ bản về các công nghệ xử lý nước thải y tế được áp dụng thường xuyên và rộng rãi trong các hệ thống khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế hiện nay trên khắp các tỉnh thành. Bên cạnh đó, việc lựa chọn công ty xử lý môi trường phù hợp nhằm cung cấp giải pháp công nghệ xử lý nước thải y tế, xử lý nước thải phòng khám hay hệ thống xử lý nước thải bệnh viện uy tín, chuyên nghiệp với chi phí đầu tư và phương án tối ưu là điều cần thiết giúp cho quá trình khám bệnh ở bệnh viện, phòng khám đạt được hiệu quả và ổn định.

Nanoen

Xem thêm về bài đăng “Mẹo nhà bếp từ rác thải thực phẩm” (Link)

---------------------

Công ty TNHH Xây Dựng- Công Nghệ Môi Trường Nano

Hotline: 0941 777 519 (Ms. Thùy Anh)
Email: nanoentech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech

 Từ khóa: nanoen, từ khóa
Tin liên quan
Hotline tư vấn

Hotline 1: 02923 683 939

Hotline 2: 02923 603 979

Mr.Nhân: 0941 777 519

Liên hệ báo giá

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây