Khi một hệ thống xử lý nước thải quá tải, các vấn đề sau có thể xảy ra:
Khi hệ thống bị quá tải về lưu lượng, các công trình đơn vị không đủ thời gian phản ứng để phân hủy chất ô nhiễm dẫn đến hiệu suất xử lý của hệ thống giảm xuống, ảnh hưởng đến nước thải đầu ra. Bên cạnh đó, lượng nước thải vượt quá sức chứa của hệ thống sẽ dẫn đến việc tràn nước thải ra bên ngoài.
Khi hệ thống bị quá tải về nồng độ chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các hạng mục xử lý, đặc biệt là quá trình xử lý sinh học. Vấn đề sốc tải ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động của vi sinh, làm giảm khả năng xử lý các chất ô nhiễm, hệ thống thường xuyên xảy ra sự cố trong quá trình vận hành dẫn đến tốn chi phí khắc phục sự cố.
Nước thải chưa đạt quy chuẩn xả ra nguồn tiếp nhân gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Các chất ô nhiễm như vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, hợp chất hóa học độc hại và chất thải hữu cơ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật và con người.
- Thiệt hại về tài chính: Trong trường hợp nước thải đầu ra không đạt quy định, doanh nghiệp phải chi trả mức phạt vi phạm các quy định về xả thải.
- Có thể bị đình chỉ hoạt động.
- Hoạt động sản xuất bị đình trệ hoặc thường xuyên bị kiểm tra do yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
- Khủng hoảng truyền thông và tác động tiêu cực đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Vậy điều gì có thể khiến HTXLNT trở nên quá tải, hãy cùng Nanoen tham khảo bài viết bên dưới để nhận biết những dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này nhé!
- Nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào tăng;
- Lưu lượng nước thải phát sinh lớn hơn bình thường;
- Nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn do giảm hiệu suất xử lý;
- Ô-xy hòa tan thấp do tốc độ sử dụng ô-xy của vi khuẩn cao;
- Nhu cầu ô-xy sinh học cao;
- Vi khuẩn phát triển quá mức;
- Hệ thống xử lý có mùi hôi.
Các hệ thống xử lý nước thải thường bị quá tải khi lượng nước thải vượt quá khả năng xử lý của hệ thống. Có một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm: sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hệ thống. Bên cạnh đó, những yếu tố bên trong hệ thống cũng cần được xem xét và lưu ý đến như:
Để khắc phục tình trạng này, chủ đầu tư (CĐT) cần kiểm tra công nghệ để xem xét công nghệ hiện tại có còn phù hợp với loại hình sản xuất hay không? Trong trường hợp công nghệ vẫn còn phù hợp, cần điều chỉnh thông số vận hành. Nếu không, cần nâng cấp và cải tạo hệ thống. Ngoài ra, cần đánh giá thêm nhu cầu mở rộng sản xuất trong tương lai và lưu lượng nước thải phát sinh để đầu tư thiết kế hệ thống có công suất phù hợp.
Đối với các danh mục thiết bị đang sử dụng, người quản lý cần nắm vững các thông tin sau:
- Danh mục tài sản, thiết bị;
- Biết rõ các giới hạn và điều kiện hoạt động của các tài sản và thiết bị này;
- Biết rõ khả năng làm việc, tuổi thọ còn lại và giá trị của các tài sản này;
- Biết rõ hiệu quả làm việc và lịch sử các sự cố đã xảy ra với tài sản và thiết bị;
- Xác định các nguy cơ và các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các sự cố;
- Lập hồ sơ quản lý cho các tài sản, thiết bị chủ chốt của hệ thống;
- Khi thiết bị đã cũ, cần bảo trì bảo dưỡng định kỳ hoặc thay thế thiết bị mới phù hợp.
Trường hợp chọn máy móc thiết bị lớn hơn công suất của hệ thống quá nhiều, có thể dẫn đến tình trạng lưu lượng nước thải nạp vào các cụm xử lý lớn ở một số thời điểm. Lúc này hệ thống bị quá tải nạp về lưu lượng.
Nếu hệ thống bị quá tải với nồng độ chất hữu cơ cao, điều này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật dẫn đến tình trạng bùn khó lắng ở bể lắng sinh học. Trong trường hợp này, có thể bổ sung thêm cụm xử lý hóa lý trước khi đưa vào xử lý sinh học.
Xây thêm “bể đệm”: Nếu lượng nước đầu vào chỉ vượt quá vào những thời điểm cụ thể trong ngày, vấn đề có thể được giải quyết bằng cách kết hợp bể đệm vào hệ thống. Mục đích của bể đệm là thu gom nước thải dư thừa và thải ra ngoài khi lưu lượng dòng chảy thấp hơn (ví dụ: vào ban đêm).
Việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp không hề đơn giản. Với bất kỳ hệ thống xử lý nào việc kiểm tra, bảo trì thường xuyên sẽ phòng ngừa và ngăn chặn hầu hết các sự cố có thể xảy ra. Khắc phục sự cố một cách nhanh chóng là chìa khóa để đảm bảo hiệu suất và khả năng hoạt động bền vững của hệ thống xử lý nước thải. Việc thực hiện các hoạt động bảo trì định kỳ, kiểm tra hệ thống sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và ngăn chặn sự cố trước khi nó xảy ra. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí liên quan đến sự cố và sửa chữa mà còn đảm bảo sự an toàn và bảo vệ môi trường.
Nanoen
Xem thêm về bài đăng “NANOEN - DỊCH VỤ CHO THUÊ MÁY ÉP BÙN”
---------------------
Công ty TNHH Xây Dựng - Công Nghệ Môi Trường Nano
Hotline: 0941 777 519 - 0907 803 678 - 0901 229 798
Email: nanoentech@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/nanoentech