Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải công nghiệp có thể chứa hàm lượng cao các kim loại nặng như: đồng (Cu), crom (Cr), arsen (As), niken (Ni), cadmium (Cd) và các kim loại nặng khác. Những kim loại nặng này có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người nếu không được xử lý đúng cách.
Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp bách và được xem là một trong những thách thức lớn của thế giới ở thời điểm hiện tại. Trong đó, doanh nghiệp là một trong những chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp không chỉ có trách nhiệm kinh doanh và tạo ra lợi nhuận, mà còn phải đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của mình không gây hại đến môi trường.
Giấy phép tài nguyên nước là một trong những giấy phép quan trọng được cấp phép bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường. Thẩm quyền cấp phép tùy thuộc vào quy mô, mục đích khai thác sử dụng nước. Có mục đích quản lý, giám sát và bảo vệ tài nguyên nước một cách bền vững nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm, cạn kiệt, suy thoái nguồn nước.
Bùn hạt được nghiên cứu lần đầu vào những thập niên 1980 trên hệ thống xử lý sinh học yếm khí UASB. Bùn hạt hiếu khí có khả năng xử lý chất hữu cơ và dưỡng chất phốt-pho cao hơn so với bùn hoạt tính thông thường.
Những năm gần đây, nước rỉ ở bãi rác gây ô nhiễm, làm bẩn nguồn nước ngầm, phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh. Điều này đã trở thành vấn đề đáng chú ý ở vùng có bãi chôn lấp rác thải hoặc các bãi tập kết rác thải đô thị.
Để hoàn thiện công tác phục vụ khách hàng và mở rộng chuỗi kinh doanh khép kín, Công ty TNHH Xây Dựng – Công Nghệ Môi Trường Nano (Nanoen) đã thành lập một xưởng cơ khí hiện đại để đáp ứng nhu cầu của khách hàng không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà còn trong lĩnh vực cơ khí nói chung. Chúng tôi cam kết đem đến cho Quý Khách hàng/ Quý Đối tác những sản phẩm, máy móc chất lượng, tiên tiến nhất phù hợp với nhu cầu và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng.
Trong thời đại hiện đại, việc chuyển đổi xanh của doanh nghiệp đang trở thành một xu hướng quan trọng và cần thiết để đáp ứng các thách thức môi trường và xã hội.
Các doanh nghiệp, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất có phát sinh lượng nước thải thì việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải (XLNT) theo quy định của pháp luật là điều tất yếu. Tuy nhiên, với tình trạng tăng dân số và sự phát triển của ngành công nghiệp ở hiện tại, nhiều hệ thống xử lý nước thải đang gặp phải vấn đề quá tải. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xử lý nước thải cũng như môi trường và sức khỏe con người.
Theo quy định pháp luật, thời hạn của giấy phép môi trường (GPMT) có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Cùng với các trường hợp GPMT hết thời hạn, cũng có những trường hợp chủ dự án đầu tư, cơ sở nên gửi hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép môi trường.
Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, Chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện các nội dung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm thiết yếu cho người dân. Tuy nhiên, nếu không xử lý sớm lượng nước thải chăn nuôi thải ra bên ngoài môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe con người, động vật. Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi heo một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có trách nhiệm công khai thông tin môi trường.
Ở bài viết trước, Nanoen đã giới thiệu các khái niệm cơ bản về Giấy phép môi trường (GPMT) nhằm giúp Quý Doanh nghiệp xác định được một số quy định quan trọng liên quan đến Giấy phép môi trường. Theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tùy từng loại dự án lại có thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, các cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông - lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính (KNK) của cơ sở trước ngày 31/3/2023. Đây được xem như bước đi đầu tiên của doanh nghiệp nếu muốn được công nhận các kết quả giảm phát thải KNK, bảo vệ môi trường. Vậy “Kiểm Kê Khí Nhà Kính là gì?”, “Doanh nghiệp nào thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính?”, “Lộ trình thực hiện ra sao?”. Hãy cùng Nanoen tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!
Quy trình xử lý hiếu khí và yếm khí là hai quy trình được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao trong quá trình xử lý nước thải. Sự giống nhau của cả hai quy trình đều sử dụng vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Tuy nhiên, hai quy trình này vẫn có điểm khác biệt cơ bản như: quy trình hiếu khí diễn ra trong môi trường có oxy ngược lại yếm khí không có oxy.
Hiện tượng bùn vi sinh khó lắng và bùn nổi trở lại là hai sự cố thường xảy ra trong hệ thống xử lý nước thải, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý nước thải và dẫn đến chất lượng nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn kỹ thuật. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bùn khó lắng và bùn nổi trở lại? Cách khắc phục những nguyên nhân đó là gì? Hãy cùng với Nanoen tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Ở bài viết trước, Nanoen đã giới thiệu về “Quy trình thực hiện giấy phép môi trường” nhằm giúp Quý Doanh nghiệp xác định được quy trình thực hiện và thời gian cấp giấy phép môi trường (GPMT). Tuy nhiên, trong trường hợp GPMT bị thu hồi, quy trình thu hồi và cấp GPMT sẽ được thực hiện như thế nào? Các chủ dự án đầu tư, cơ sở có được cấp mới giấy phép không? Hãy cùng với Nanoen tìm hiểu chi tiết qua bài biết dưới đây nhé!
Trước ngày Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được biết đến như là một loại giấy phép tài nguyên nước do cơ quan nhà nước cấp cho tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước và không thuộc đối tượng được miễn xin cấp phép quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, việc kiểm soát chất lượng nước thải đầu vào và chất lượng nước thải đầu ra là điều cơ bản và quan trọng nhất. Các thông số cơ bản như pH, TSS, TDS, BOD, COD,... là những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thải và có ảnh hưởng nhất định đến hiệu suất xử lý. Vì vậy, việc kiểm soát các giá trị đầu vào trước xử lý này rất cần thiết, để tính toán và hiệu chỉnh các thông số trong quá trình vận hành.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học (hay còn được gọi là xử lý nước thải bằng vi sinh) là phương pháp dựa trên hoạt động của vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ và một số chất vô cơ gây ô nhiễm trong nước, tạo thành các sản phẩm không gây hại cho môi trường.