Tiết kiệm hóa chất trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

06/10/2022

Nanoen - Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều trong xử lý nước thải hiện nay. Các hạng mục xử lý áp dụng biện pháp hóa học như keo tụ, tạo bông, kết tủa, khử trùng,...

Môi trường hiện nay đã và đang trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì, sự ô nhiễm gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Hệ thống xử lý nước thải (XLNT) là một công cụ xử lý nước thải đạt các quy chuẩn xả thải theo quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo được tính pháp lý cho các doanh nghiệp khi xả thải, góp phần bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, chi phí XLNT luôn là một trong những bài toán cần được giải quyết của các doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất. Câu hỏi đặt ra đối với vấn đề này là làm thế nào để tiết kiệm chi phí XLNT nhưng vẫn mang lại hiệu quả tối ưu? Chi phí này trên thực tế phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố có thể kể đến như: loại nước thải, quy mô nhà máy, phương pháp xử lý được áp dụng,...

Ngoài những yếu tố trên, để tiết kiệm chi phí chúng ta cần nắm vững đặc tính hóa học của hóa chất sử dụng, điều kiện cần thiết để tạo và xảy ra phản ứng, các chất ô nhiễm trong nước thải để đảm bảo quá trình xử lý đạt hiệu quả cao, không tạo nên các sản phẩm phụ có độc tính cao và hơn hết là tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện.

Đầu tiên, một trong những phương pháp không thể thiếu để tiết kiệm và sử dụng lượng hóa chất phù hợp là thực hiện thí nghiệm Jartest. Thí nghiệm Jartest là phép thử quan trọng trong xử lý nước thải, nhằm tìm ra thông số tối ưu trong quá trình xử lý hóa học, giảm chất ô nhiễm tăng hiệu quả xử lý. Khi thực hiện thí nghiệm, người sử dụng có thể so sánh, lựa chọn hóa chất, liều lượng hóa chất sử dụng tối ưu, tốc độ khuấy tối ưu, xác định các thông số cần thiết cho quá trình xử lý, giúp cho các công đoạn xử lý nước thải của nhà máy được dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ đó, lựa chọn loại hóa chất phù hợp và các thiết bị đi kèm cho quá trình xử lý hóa lý của hệ thống xử lý.

thí nghiệm Jartest - Nanoen

thí nghiệm Jartest

Thí nghiệm Jartest (Nguồn: Công ty Môi trường Nano; ảnh chụp từ thí nghiệm thực tế)

Các yếu tố chính để quá trình xử lý hóa học đạt hiệu quả cao bao gồm:

  • Liều lượng hóa chất sử dụng:

Liều lượng quá thấp  không đủ để phản ứng xảy ra, không loại bỏ được chất ô nhiễm xuống đến mức mong đợi. Sử dụng quá cao  dẫn đến phản ứng ngược: nước đục, các hạt keo ổn định trở lại, tốn thêm nhiều chi phí hóa chất.

Trong quá trình keo tụ, đôi khi phải sử dụng các biện pháp hỗ trợ cho việc keo tụ và tạo bông cặn tốt hơn, dưới đây là 4 nhóm biện pháp chính đó là:

+ Thêm polymer vào nước thải;

+ Thêm alkalinity cho nước thải;

+ Điều chỉnh pH của nước thải;

+ Gia tăng mật độ hạt trong nước thải.

  • Để hóa chất tiếp xúc tốt với chất ô nhiễm và xảy ra phản ứng thì điều kiện khuấy trộn rất quan trọng.

+ Giai đoạn 1: Khuấy nhanh trong thời gian ngắn với mục đích khuyếch tán nhanh hóa chất, phá vỡ trạng thái ổn định của hệ keo trong nước.

+ Giai đoạn 2: Khuấy trộm chậm với mục đích làm cho các phần tử kết bông, phần tử gây đục, gây màu cho nước có điều kiện tiếp xúc với nhau tốt hơn. Để tránh bông cặn lớn hình thành không bị phá vỡ phải giảm dần cường độ khuấy trộn.

  • Thời gian phản ứng của bể xử lý hóa học

Là thời gian tồn lưu nước của bể phản ứng: Nếu thời gian xảy ra phản ứng quá nhanh, phản ứng giữa hóa chất và chất ô nhiễm không kịp xảy ra, dẫn đến chất lượng nước đầu ra kém.

  • Điều kiện phản ứng:

Tùy theo từng phản ứng như pH, nhiệt độ,…sẽ cần có các điều kiện phản ứng khác nhau.

- Về pH: tùy vào ngưỡng pH của nước thải để lựa chọn hóa chất keo tụ phù hợp. Để biết pH thích hợp cho hoạt động của chất keo tụ, hãy cùng Nanoen tham khảo bảng dưới đây.

Bảng: pH thích hợp cho hoạt động của chất keo tụ

(Theo Wang et al., 2005)

Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác, quá trình keo tụ tạo bông sử dụng FeCl3 sẽ hiệu quả ở pH từ 7 ÷ 9 (Aboulhassan et al. 2006)

- Về nhiệt độ:

+ Nhiệt độ thấp sẽ làm giảm hiệu quả của quá trình keo tụ, nhất là khi sử dụng phèm nhôm, vì vậy nên sử dụng phèn sắt thay cho phèn nhôm.

+ Nhiệt độ cao có thể làm tăng quá trình keo tụ do các cơ chế: tăng vận tốc phản ứng, giảm thời gian cần thiết để tạo bông cặn, giảm độ nhớt của nước, thay đổi cấu trúc của bông cặn lớn.

Qua bài viết trên, Nanoen mong rằng Quý khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về việc sử dụng tối ưu hóa chất trong quá trình vận hành hệ thống XLNT. Vào thời gian tới, để tiếp nối những thành công của khóa học trước (Khóa học Đào tạo vận hành Hệ thống xử lý nước thải do Nanoen kết hợp với Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức) Nanoen dự kiến sẽ tổ chức Khóa học Đào tạo Vận hành chủ đề “Phương pháp xử lý hóa học trong vận hành HTXLNT”. Mong rằng Nanoen sẽ nhận được sự quan tâm và tham gia của Quý Khách hàng.

Đơn vị cung cấp dịch vụ hồ sơ môi trường và xây dựng, vận hành, bảo trì - bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải uy tín 

Nanoen là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường, trong suốt thời gian hoạt động, Nanoen đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng vì sự trung thực, tận tâm và trách nhiệm đối với khách hàng và sản phẩm của công ty.

Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi côngvận hành hệ thống xử lý môi trườngcung cấp vi sinhép bùn thuê

Nanoen luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của quý khách hàng.

Nanoen

>> Xem thêm: VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI - DỄ HAY KHÓ?

---------------------

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NANO

Địa chỉ: 661E/29, đường Võ Văn Kiệt, KV Bình Yên A, P. Long Hòa, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ

Hotline: 0941.777.519 - 0907.803.678 - 0901.229.798

Email: nanoentech@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/nanoentech

Bài viết liên quan
Messenger Zalo 0941.777.519