Bùn khó lắng và bùn nổi trở lại - Cách xử lý

04/01/2023

bùn vi sinh khó lắng

 

Nanoen - Hiện tượng bùn vi sinh khó lắng và bùn nổi trở lại là hai sự cố thường xảy ra trong hệ thống xử lý nước thải, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xử lý nước thải và dẫn đến chất lượng nước thải đầu ra không đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng bùn khó lắng và bùn nổi trở lại? Cách khắc phục những nguyên nhân đó là gì? Hãy cùng với Nanoen tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. SỰ CỐ BÙN KHÓ LẮNG

1.1 Cách nhận biết bùn khó lắng

  • Bùn mịn lắng chậm;

  • Bùn nổi váng màu vàng, lắng chậm.

Sự cố bùn khó lắng (Nguồn: Công ty Môi trường Nano; ảnh chụp từ công trường thực tế)

Sự cố bùn khó lắng
(Nguồn: Công ty Môi trường Nano; ảnh chụp từ công trường thực tế)

 1.2 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bùn khó lắng

  • Khi tỉ lệ F/M thấp sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của vi sinh vật hình sợi tạo nên những cấu trúc mạng cho chất rắn bám vào. Bên cạnh đó, nếu nguồn nước thải đầu vào có chứa nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc vi sinh vật hình sợi phát triển;

  • Tính chất lý học và hóa học của nước thải đầu vào bao gồm: biến động về lưu lượng, độ pH, nhiệt độ, dưỡng chất và bản chất của các chất nền;

  • Do giới hạn trong quá trình thiết kế bao gồm: năng suất cấp khí, thiết kế bể lắng, giới hạn công suất bơm bùn hoàn lưu, đoản mạch và khuấy trộn kém;

  • Do quá trình vận hành: bao gồm lưu lượng nạp chất hữu cơ không đúng, sục khí quá mức quy định hay do sự hiện diện của các chất độc.

Đọc thêm: Những sự cố thường gặp của hệ thống xử lý nước thải

1.3 Cách khắc phục sự cố bùn khó lắng

Cách khắc phục bùn khó lắng do vi sinh vật hình sợi gây nên:

  • Nếu tỉ lệ F/M thấp, chúng ta nên cân bằng lại tỉ lệ F/M cho phù hợp;

  • Đối với trường hợp khẩn cấp, chúng ta có thể sử dụng Clo vào bùn hoàn lưu với liều lượng 2 – 3mg/L cho 1.000mg/L MLVSS, đối với trường hợp nghiêm trọng cần liều lượng 8 – 10 mg/L cho 1.000mg/L MLVSS;

Lưu ý: Việc sử dụng Clo chỉ hiệu quả đối với bùn khó lắng do sinh vật hình sợi và dẫn đến nước thải đầu ra sẽ bị đục cho tới khi bùn không còn những vi sinh vật hình sợi nữa

  • Nếu DO < 1mg/L tăng sục khí

  • Nếu pH vào cụm sinh học thấp hoặc cao à Duy trì pH ở khoảng 7

  • Cần bổ sung các dưỡng chất bị thiếu theo tỉ lệ BOD : N : P : Fe =  100 : 5 : 1 : 0,5.

Cách khắc phục do tính chất lý học và hóa học của nước thải đầu vào:

  • Cần kiểm tra tải nạp chất hữu cơ thường xuyên;

  • Nếu trường hợp thiếu dưỡng chất N và P, chúng ta cần cung cấp thêm dưỡng chất cho nước thải đầu vào;

  • Đối với trường hợp độ pH quá cao hoặc quá thấp, nên xây thêm bể điều lưu và trung hòa nước thải đầu vào.

Cách khắc phục do quá trình thiết kế:

  • Trường hợp thiết kế bể lắng không phù hợp, cần thực hiện cải tạo lại hệ thống;

  • Tránh hiện tượng quá tải do hoàn lưu, chúng ta nên dừng hoàn lưu trong thời điểm tải đỉnh của việc nạp nước hay chất hữu cơ;

  • Trong trường hợp khuấy đảo không đủ “mạch ngắn”, chúng ta cần tăng mức độ sục khí và gắn thêm các đập phân phối nước.

Cách khắc phục do quá trình vận hành:

  • Cân chỉnh lại tải nạp chất hữu cơ phù hợp;

  • Cần sục khí đúng mức quy định;

  • Cần xây thêm bể điều lưu và phải loại bỏ các chất độc trong nước thải đầu vào.

Đọc thêm: Những yêu cầu cần có của nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải

2. SỰ CỐ BÙN NỔI TRỞ LẠI

Sự cố bùn nổi trở lại (Nguồn: Công ty Môi trường Nano; ảnh chụp từ công trường thực tế)

Sự cố bùn nổi trở lại
(Nguồn: Công ty Môi trường Nano; ảnh chụp từ công trường thực tế)

2.1 Nguyên nhân xảy ra hiện tượng bùn nổi trở lại

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do quá trình khử Ni-trít và Ni-trát xảy ra ở đáy bể lắng. Khi đó quá trình Ni-trít và Ni-trát của nước thải sẽ chuyển hóa thành khí Ni-tơ, khí Ni-tơ sẽ bám vào bùn và tạo thành một lực đẩy, đẩy các hạt bùn lên bề mặt bể.

Ngoài ra, hiện tượng bùn nổi trở lại còn có thể do bùn lưu lại ở đáy bể lắng quá lâu gây nên hiện tượng phân hủy yếm khí dưới đáy bể, tạo thành các bọt khí đẩy nổi bùn lên trên.

2.2 Cách khắc phục sự cố bùn nổi trở lại

  • Tăng lượng bùn hoàn lưu để làm giảm thời gian lưu tồn của bùn ở bể lắng;

  • Tăng vận tốc của thiết bị thu bùn ở bể lắng;

  • Giảm thời gian cư trú trung bình của tế bào vi khuẩn bằng việc tăng lượng bùn thải bỏ.

Qua những thông tin trên, Quý Doanh nghiệp có thể thấy các nguyên nhân dẫn đến bùn khó lắng và bùn nổi trở lại. Từ đó, các chủ doanh nghiệp dựa vào những đặc điểm của từng loại bùn mà ứng dụng cách xử lý sao cho phù hợp, nhằm mục đích đảm bảo được lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Đơn vị cung cấp dịch vụ hồ sơ môi trường và xây dựng, vận hành, bảo trì - bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải uy tín

Nanoen là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường, trong suốt thời gian hoạt động, Nanoen đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng vì sự trung thực, tận tâm và trách nhiệm đối với khách hàng và sản phẩm của công ty.

Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi côngvận hành hệ thống xử lý môi trườngcung cấp vi sinhép bùn thuê

Nanoen luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của quý khách hàng.

Nanoen

Đọc thêm: Các sự cố vi sinh trong vận hành cụm xử lý sinh học

---------------------

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG -  CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NANO

Địa chỉ: 661E/29, đường Võ Văn Kiệt, KV Bình Yên A, P. Long Hòa, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ

Hotline: 0941.777.519 - 0907.803.678 - 0901.229.798

Email: nanoentech@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/nanoentech

Bài viết liên quan
Messenger Zalo 0941.777.519