Công nghệ xử lý nước rỉ rác

18/06/2023

Công nghệ xử lý nước rỉ rác

Nanoen - Những năm gần đây, nước rỉ ở bãi rác gây ô nhiễm, làm bẩn nguồn nước ngầm, phát sinh mùi hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh. Điều này đã trở thành vấn đề đáng chú ý ở vùng có bãi chôn lấp rác thải hoặc các bãi tập kết rác thải đô thị.

NƯỚC RỈ RÁC

Thành phần nước rỉ rác (NRR) thường không ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian chôn lấp, loại chất thải chôn lấp, sự thay đổi thời tiết theo mùa, mức độ mưa và nhiệt độ của bãi rác. Tất cả những yếu tố này làm cho việc xử lý NRR trở nên khó khăn và phức tạp.

Đọc thêm: Xử lý bùn thải bằng phương pháp Ủ phân compost

Để xác định nồng độ nước rỉ rác cụ thể trong một khu vực chôn lấp rác, cần thực hiện các phép đo và phân tích nước mẫu từ các điểm mẫu khác nhau trong khu vực. Quá trình này thường được tiến hành bởi các chuyên gia môi trường và công ty chuyên về xử lý rác thải.

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Bãi mới chôn lấp (<2 năm)

Bãi chôn lấp lâu năm (>10 năm)

QCVN 40:2011/BTNMT (cột A)

1

pH

-

4,5 – 7,5

6,5 – 8,5

6-9

2

TSS

mg/l

300 – 2.000

50 - 100

50

3

COD

mg/l

3.000 – 85.000

1.500 – 2.500

50*

4

BOD

mg/l

2.000 – 5.000

700 – 1.500

30*

5

P tổng

mg/l

10 – 100

5 - 30

4

6

N tổng

mg/l

150 – 1.000

100 – 200

15*

7

Amoni

mg/l

100 - 800

50 - 100

5*

8

Fe

mg/l

10 – 100

10 – 50

1

9

Zn

mg/l

5 – 50

3 – 30

3

Có một số phương pháp xử lý đã được sử dụng để xử lý NRR, như phương pháp xử lý sinh học, kỹ thuật oxy hóa tiên tiến, ứng dụng đất ngập nước, lọc màng, keo tụ và keo tụ điện hóa. Dưới đây là công nghệ xử lý nước rỉ rác do Nanoen đề xuất:

Đề xuất công nghệ xử lý nước rỉ rác

Đề xuất công nghệ xử lý nước rỉ rác

Thuyết minh công nghệ

  • Bể thu gom điều hòa:

- Nước thải phát sinh từ bãi rác sẽ được thu gom bằng hệ thống ống thu nước rỉ và nước thải sinh hoạt theo các tuyến thoát nước sẽ được dẫn về bể thu gom – điều hòa. Nước thải trước khi vào bể sẽ đi qua song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp chất: rác, lá cây, các chất rắn có kích thước lớn để tránh ảnh hưởng đến các thiết bị theo sau trong hệ thống. Rác sẽ được thu gom và đem đi xử lý.

- Bể thu gom, điều hòa có chức năng thu gom và điều hòa về lưu lượng cũng như nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

Các ưu điểm khi thiết kế bể điều hòa như sau:

+ Lưu trữ nước thải phát sinh vào những giờ cao điểm và phân phối nước đều cho hạng mục xử lý phía sau;

+ Kiểm soát các dòng nước thải có nồng độ ô nhiễm cao;

+ Tránh gây quá tải cho các quá trình phía sau;

+ Có vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hay bảo trì.

  • Bể keo tụ tạo bông:

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm lên bể keo tụ tạo bông, tại đây nước thải sẽ được hòa trộn với hóa chất keo tụ được châm từ bồn chứa hóa chất thông qua bơm định lượng. Chất keo tụ giúp các chất rắn lơ lửng kết lại để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn.

Đọc thêm: Đâu là những yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình keo tụ và tạo bông?

  • Bể lắng hóa lý:

Bể lắng hóa lý có chức năng loại bỏ các bông cặn ở bể keo tụ tạo bông dựa vào phương pháp trọng lực. Nước thải được đưa vào ống phân phối của bể lắng, các bông cặn sẽ được lắng xuống đáy bể, phần nước trong sẽ tràn lên trên qua máng thu nước và tự chảy qua bể trung gian 01 để điều chỉnh pH.

  • Bể trung gian 01:

Bể này có chức năng chứa nước thải sau lắng hóa lý và hạ pH của nước thải. Hóa chất H2SO4 sẽ được hệ thống bơm định lượng châm vào bể nhằm mục đích hạ pH nước thải xuống khoảng 34 để thực hiện quá trình Fenton. pH tại bể này sẽ được kiểm soát và điều khiển bởi bộ thiết bị đo pH tự động. Tiếp theo nước thải sẽ được bơm lên bồn xử lý Fenton.

  • Bồn xử lý Fenton:

Tác nhân Fenton được dùng để phân hủy nhiều chất ô nhiễm. Ưu điểm của tác nhân Fenton là có thể chuyển hóa nhiều chất ô nhiễm thành các chất có khả năng phân hủy sinh học.

Nước từ bể chứa trung gian 01 sẽ được bơm lên bồn xử lý Fenton. Quá trình xử lý Fenton xử lý theo dạng mẻ, bao gồm các giai đoạn: nạp nước, khuấy trộn, phản ứng, lắng, rút nước + xả bùn.

Đọc thêm: Công nghệ FBR - Fenton hoá lỏng

  • Bể trung gian 2:

Nước thải từ bể Fentone sẽ được chảy qua bể trung gian 2. Bể trung gian 2 có chức năng nâng pH nước thải lên khoảng 9 – 10 nhờ vào hóa chất NaOH. Hóa chất NaOH châm vào bể nhờ hệ thống bơm định lượng hóa chất, hóa chất được hòa trộn với nước thải nhờ vào hệ thống phân phối khí. Tiếp theo nước thải bơm lên Tháp Air Stripping.

Nước thải từ bể chứa trung gian 2 sẽ được bơm trục ngang đưa nước lên tháp qua giàn phân phối nước. Nước thải được cho từ trên xuống, qua hệ vật liệu đệm, và khí được thổi từ dưới lên, khí nước ngược chiều nhau tăng sự tiếp xúc. Trong quá trình tiếp xúc giữa khí và nước thải thì lượng khí này sẽ đẩy khí NH3 trong nước thải ra ngoài.

  • Bể trung gian 03:

Bể này có chức năng chứa nước thải sau tháp Air Stripping. Hóa chất H2SO4 được châm vào bể nhằm mục đích hạ pH nước thải xuống 7,58 để đảm bảo cho quá trình xử lý sinh học phía sau. Tiếp theo nước thải sẽ được đưa qua các cụm bể phía sau để xử lý.

Module bể AO kết hợp lắng dòng ngược (USBF) bao gồm:

  • Bể thiếu khí (Anoxic):

Tiếp theo, nước được bơm qua bể thiếu khí. Tại đây diễn ra quá trình khử nitrát, nitrit giải phóng khí Nitơ ra môi trường. Nước thải giàu ni-trát, nitrit sẽ được bổ sung vào bể nhờ có dòng tuần hoàn nước từ bể sinh học phía sau, bùn hoạt tính cũng được tuần hoàn từ bể lắng sinh học để bổ sung đủ mật độ bùn trong quá trình xử lý nước thải.

  • Bể hiếu khí (Oxic):

Tại bể hiếu khí, không khí được cấp vào trong bể tạo điều kiện xáo trộn bùn hoạt tính và nước thải. Vi sinh vật sử dụng ôxy được cấp vào để tiêu thụ các chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải.

Sau quá trình xử lý sinh học, hỗn dịch nước thải đi vào ngăn USBF theo chiều từ dưới lên trên và ngược chiều với dòng bùn lắng xuống theo phương thẳng đứng. Trong quá trình đi qua lớp đệm là bùn hoạt tính, các bông bùn nhỏ có khuynh hướng kết dính lại với nhau hay kết dính với các bông bùn có trước hình thành những lớn hơn cho đến khi tốc độ nước dâng cân bằng với tốc độ của các bông bùn thì chúng bắt đầu tích tụ lại và được giữ lại trong lớp đệm (bùn). Nước sau lắng sẽ tràn qua máng răng cưa chảy đến bể khử trùng.

  • Bể khử trùng:

Nước thải được xáo trộn với chất khử trùng được cung cấp bởi bồn pha hóa chất điều chỉnh bằng bơm định lượng nhằm loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh. Hóa chất được châm vào bể xáo trộn nhờ sục khí, bên cạnh đó nước thải được chảy qua các vách ngăn để đảm bảo sự pha trộn giữa nước thải thời gian tiếp xúc của hóa chất.

  • Bể chứa bùn:

Bùn từ đáy bể lắng hóa lý, cụm fenton và bể USBF sẽ được thu về bể chứa bùn. Bùn chứa trong bể sẽ được hút xử lý theo đúng qui định. Phần nước trong phía trên mặt sẽ được hoàn lưu về bể thu gom và điều hòa.

Đọc thêm: Tiết kiệm hóa chất trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Đơn vị cung cấp dịch vụ hồ sơ môi trường và xây dựng hệ thống xử lý nước thải uy tín

Nanoen là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực môi trường, trong suốt thời gian hoạt động, Nanoen đã nhận được sự tin tưởng của khách hàng vì sự trung thực, tận tâm và trách nhiệm đối với khách hàng và sản phẩm của công ty.

Với đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi có những dịch vụ trọn gói từ tư vấn hồ sơ môi trường đến thiết kế thi côngvận hành hệ thống xử lý môi trườngcung cấp vi sinhép bùn thuê

Nanoen luôn sẵn sàng đem lại sự trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, phù hợp với những nhu cầu của quý khách hàng.

Nanoen

---------------------

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG - CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NANO

Địa chỉ: 661E/29, đường Võ Văn Kiệt, KV Bình Yên A, P. Long Hòa, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ

Hotline: 0941.777.519 - 0907.803.678 - 0901.229.798

Email: nanoentech@gmail.com

Facebook: www.facebook.com/nanoentech

Bài viết liên quan
Messenger Zalo 0941.777.519